Bưởi lông Cổ Cò
Theo Thạc sĩ Nguyễn Việt Hoa, Chủ tịch Hội Làm vườn huyện Cái Bè, bưởi lông Cổ Cò có nguồn gốc từ một cây bưởi hiếm được trồng sau nhà ông Cai Huỳnh - một điền chủ ở rạch Cổ Cò (thuộc địa phận 2 ấp Đông Thạnh và An Lạc - nay thuộc xã Mỹ Lương, huyện Cái Bè).
Bưởi lông Cổ Cò có dạng hình quả lê, bên ngoài có lớp lông trắng mịn, sờ tay vò hơi nhám, lớp lông này sẽ rụng dần.
Khi chín, vỏ có màu xanh vàng dễ lột và khá mỏng (13 - 16 mm), ruột hồng, ít hạt; vị hậu “ngọt ngọt, chua chua” nên được nhiều người ưa chuộng và là món quà ưng ý cho nhiều du khách ghé thăm vùng đất Tiền Giang nhiều đặc sản thơm ngon này.
Với đặc điểm cho trái quanh năm, năng suất cao, bưởi lông Cổ Cò đang được nhà vườn ở khu vực này duy trì và mở rộng diện tích…
Theo thống kê năm 2017, Diện tích trồng bưởi toàn tỉnh là 4.450 ha (diện tích cho sản phẩm 4.025 ha, năng suất: 19 tấn/ha – 79.000 tấn/năm), trong đó bưởi lông Cổ Cò là 900 ha, sản lượng: 15.000 tấn/năm.
Trong đó, toàn huyện Cái Bè có hơn 400 hecta bưởi lông Cổ Cò.
Hình ảnh hợp tác xã
Hình ảnh hợp tác xã
Hình ảnh hợp tác xã