Trái thanh long Việt Nam
Trái thanh long Việt Nam
TỔNG QUÁT
Thanh Long là loài cây thuộc họ xương rồng có xuất xứ từ Mexico, Trung và Nam Mỹ.
Quả Thanh Long đều có vỏ giống như da và có một chút lá. Hiện nay, có 4 loại trái thanh long ở Việt Nam khi trái chín: da quả màu đỏ thịt ruột màu đỏ, da quả màu đỏ thịt ruột màu tím hơi hồng, da quả màu đỏ thịt ruột màu trắng, da quả màu vàng thịt ruột màu trắng.
Thịt quả thanh long ăn ở dạng chín tươi, ép nước, làm rượu vang, chế biến đông lạnh, sấy khô, sấy dẻo… Thịt quả tươi có mùi thơm, thịt giòn, ngọt, riêng thịt quả màu trắng có vị hơi chua, cung cấp ít calo. Hương vị đôi khi giống như vị quả kiwi. Hạt thanh long nhỏ như hạt vừng đen nằm lẫn lộn trong ruột.
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA VIỆC TRỒNG THANH LONG TẠI VIỆT NAM
Thanh Long được trồng ở Việt Nam hơn 100 năm trước bởi người Pháp. Đầu những năm 1980, Thanh Long chỉ là loại cây hoang dại được dùng để trang trí ở các góc sân vườn và hàng rào ở huyện Thuận Bắc tỉnh Bình Thuận, huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang và huyện Châu Thành tỉnh Long An. Sau này, có người nhìn thấy trái thanh long khi chín đã đem ra chợ bán. Trái Thanh Long với hình dáng và vẻ ngoài đẹp có thể được dùng để trưng trên bàn thờ mà hương vị cũng ngon nên được người dân đi chợ yêu thích mua về. Thanh Long còn được dùng làm quà tặng hay giới thiệu với bạn bè, người thân. Từ đó, một số hộ gia đình bắt đầu trồng thử nghiệm cây Thanh Long. Năm 1985, người dân ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang bắt đầu trồng Thanh Long nhưng với quy mô nhỏ. Cho đến những năm 1990, Thanh Long trở thành loại trái cây yêu thích được người dân tiêu thụ mạnh nên khu vực sản xuất được mở rộng. Tuy nhiên, Thanh Long vẫn chỉ mới được tiêu thụ trong nước, chưa được đưa vào xuất khẩu.
Năm 1993, chính phủ Việt Nam ban hành hướng dẫn về việc phân bổ đất nông nghiệp đến nông dân và việc hội nhập để thay đổi nền kinh tế và thương mại quốc tế. Từ đó, Thanh Long có vị trí quan trọng trên thị trường trong và ngoài nước. Nhờ sự khuyến khích của chính quyền địa phương và sự hỗ trợ đầu tư về giống, công nghệ kỹ thuật và sự phổ biến của thương hiệu, mô hình trồng cây Thanh Long ngày càng phát triển ở nhiều địa phương như Bình Thuận, Tiền Giang, Long An…
Những năm trước, trái Thanh Long không thể sinh lợi vào dịp Tết, vì thời vụ của nó là từ tháng 4 đến tháng 10 khi mà thời tiết trở nên nóng hơn và quang hợp mạnh hơn. Tuy nhiên, giá cả thì thấp hơn. Rồi tình cờ, một nông dân ở xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận - tỉnh Bình Thuận mở đèn vào ban đêm để sưởi ấm cho đàn vịt đang được nhốt dưới giàn thanh long. Ngày nọ, bác nông dân phát hiện ra giàn thanh long ấy vậy mà đã trổ bông trắng và chuẩn bị kết quả dù đó là thời điểm gần Tết Âm Lịch. Sau đó, chuyện chong đèn tình cờ khiến thanh long ra trái nghịch mùa này đã lan ra cả xóm và những thôn lân cận. Kể từ đó, nhiều hộ gia đình đã thử nghiệm, cải tiến phương pháp này để có được một vụ trái mùa tốt và đưa Thanh Long vào thị trường Tết nâng cao thu nhập. Thậm chí, ngày nay nhiều nông dân còn đầu tư vào hệ thống điện lưới trị giá hàng tỷ đồng để thắp sáng hàng ngàn cây Thanh Long. Việc sản xuất trái thanh long quanh năm đã giúp nhiều người trở thành triệu phú và tỷ phú.
Hiện tại, hàng ngàn hộ gia đình nông dân, nông trại và hợp tác xã tại các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang và các vùng khác đang tiến hành sản xuất trái thanh long tươi theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap, Organic…nhằm phát triển cây thanh long ổn định và mở rộng thị trường mới. Thanh long Việt Nam đã thành công xuất khẩu sang nhiều quốc gia bao gồm Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Úc, Trung Quốc…
Công ty TNHH SXCB NS Cát Tường là doanh nghiệp tiên phong của tỉnh Tiền Giang trong lĩnh vực trồng, bảo quản và đóng gói trái thanh long theo 1 quy trình khép kín, kỹ thuật hiện đại đạt chuẩn Global GAP. Ngoài việc sở hữu nông trại thanh long hàng trăm hecta, công ty Cát Tường còn kết hợp thu mua thanh long từ các hộ nông dân trồng thanh long trong tỉnh và các vùng lân cận để đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách hàng mọi thời điểm.
Nguồn: vietdragonfruit